Lưu trữ Danh mục: Hướng dẫn

FydeOS trên Orange Pi 5

FydeOS là một hệ điều hành dựa trên Chrome OS được phát triển bởi Fyde Innovations Limited. FydeOS được thiết kế để chạy trên các thiết bị cũ và mới, nhưng tập trung vào các máy tính xách tay, máy tính bảng và thiết bị IoT. Với giao diện người dùng được thiết kế đơn giản và thân thiện, FydeOS cho phép người dùng truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến của Google, chẳng hạn như Gmail, Google Drive, Google Docs và nhiều hơn nữa. Điều này giúp người dùng có thể làm việc, giải trí và thư giãn một cách tiện lợi và dễ dàng hơn. Phiên bản mới nhất của FydeOS được phát hành cho Orange Pi 5, một thiết bị IoT với nhiều tính năng và cấu hình mạnh mẽ. Với FydeOS cho Orange Pi 5, người dùng có thể tận dụng tối đa các tính năng của thiết bị để truy cập vào các ứng dụng trực tuyến và lưu trữ đám mây, hoặc thậm chí sử dụng nó làm một máy tính để bàn nhỏ gọn và tiện lợi.

Raspotify cho Orange Pi

Spotify có một bộ sưu tập nhạc khổng lồ và cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn để phát trực tuyến các bản nhạc yêu thích. Bạn có thể thưởng thức Spotify qua trình duyệt web hoặc bằng cách cài đặt ứng dụng chuyên dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính. Tuy nhiên, những phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại chất lượng âm thanh cao nhất.

Spotify Connect giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép phát tất cả các giai điệu yêu thích thông qua bất kỳ sản phẩm không dây tương thích nào, bao gồm cả các loa độc lập hỗ trợ kết nối internet như Amazon Echo. Tuy nhiên nếu sử dụng Amazon Echo thì chất lượng âm thanh cũng khá bình thường, mà bạn mong muốn chơi Spotify trên dàn xịn của bạn. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách thiết lập Orange Pi như một thiết bị Spotify Connect di động.

Cài đặt Ubuntu 22.04 Desktop trên Orange Pi 5

Như đã giới thiệu trước đây, hôm nay tôi mới viết được hoàn thiện bài về phiên bản Ubuntu 22.04 Desktop mượt mà trên Orange Pi 5. Phiên bản này là của Joshua Riek một kỹ sư phần mềm tại Mỹ phát hành trên github của anh ấy. Đầu tiên là phiên bản Ubuntu 20.04 và bây giờ đã nâng thành 22.04 và vẫn đang tiếp tục phát triển

Hướng dẫn lắp đặt vỏ thép cho Orange Pi 5

Vỏ thép cho Orange Pi 5 cũng gần giống như phiên bản vỏ thép cho Orange Pi Zero2 với những lá miếng thép sơn đen mát lạnh, có tác dụng dẫn nhiệt trực tiếp luôn từ chip vào vỏ và tản nhiệt ra ngoài không khí nhờ thông gió tự nhiên. Với phiên bản vỏ thép cho Orange Pi 5 có thêm quạt chủ động để giảm nhiệt.

Tự tạo màn hình thông tin bằng Dakboard trên Orange Pi 3 LTS

Nếu nhà bạn đang dư thừa 1 cái màn hình mà không biết dùng làm gì? Đây chính là bài viết dành cho bạn. Hãy biến màn hình đó thành bảng thông tin về giờ, thời tiết, các công việc cần làm, tin nóng v.v. rất nhiều nhiều thứ bạn có thể hiển thị trên đó. Dakboard (https://dakboard.com/site) là công cụ cho phép bạn biến màn hình thành bảng thông tin một cách dễ dàng mà không cần biết một dòng code nào.

Hướng dẫn sử dụng Orange Pi 5 phiên bản 0.7

Hướng dẫn sử dụng Orange Pi 5 phiên bản 0.7

Hướng dẫn một số chức năng cơ bản của Orange Pi 5 bao gồm:

Các phụ kiện cần có khi bắt đầu sử dụng Orange Pi 5: đầu đọc thẻ nhớ, USB cable TTL đọc cổng UART
Cài đặt Hệ điều hành Linux, Android lên thẻ nhớ
Cài đặt Hệ điều hành Linux Android lên ổ cứng SSD cắm qua cổng M2
Cài đặt Hệ điều hành Linux Android lên USB gắn ngoài 3.0
Cài đặt wifi AP6275P PCie qua cổng M2, cầu nối giữa LAN và Wifi
Sử dụng chức năng ADB (trên Android)
Một số usb sử dụng được trên Orange Pi 5 (xem bên dưới)
Và nhiều chức năng khác

Cài đặt Home Assistant phiên bản supervised trên Orange Pi Zero2

Trước đây tôi đã có Hướng dẫn cài đặt Home Assistant trên Orange Pi One / Lite, nhưng đó là phiên bản core chạy trên python env. Nhưng phiên bản đó cũng từ khá lâu từ tận năm 2018, giờ Home Assistant cũng đã thay đổi khá nhiều. Ngoài ra phiên bản Home Assistant supervised thường được cài sẵn trên Home Assistant OS, mà HassOS lại không có phiên bản cho Orange Pi. Vì vậy tôi viết lại tut này để hướng dẫn các bạn cài Home Assistant phiên bản supervised trên Orange Pi Zero2 (hoặc các phiên bản Orange Pi sử dụng chip 64bit mới như H6, RK3399 …)

Chặn quảng cáo bằng OpenWRT trên Orange Pi R1 Plus LTS bằng 3 cách

Chào các bạn, ở bài trước tôi đã chỉ cho các bạn tải các bản OpenWRT cho Orange Pi R1 Plus LTS tại đây Hướng dẫn tải các bản OpenWRT cho Orange Pi R1 Plus LTS. Tuy nhiên với nhiều bạn, có lẽ sẽ không biết dùng OpenWRT làm gì thêm, vì thế tôi viết thêm bài này nữa để hướng dẫn các bạn việc Chặn quảng cáo bằng OpenWRT trên Orange Pi R1 Plus LTS bằng 3 cái đơn giản sau, ai cũng có thể làm được.

Cài đặt hệ điều hành (OS) trên eMMC cho Orange Pi

Như các bạn đã biết, khác biệt lớn nhất của Orange Pi so với các sản phẩm Pi khác trên thị trường đó là có rất nhiều sản phẩm có sẵn eMMC trên bo mạch .Việc sử dụng eMMC trên bo mạch đem lại rất nhiều lợi ích cho các ứng dụng nhúng có tần suất truy cập vào dữ liệu cao:

Nếu sử dụng thẻ SD hoặc microSD thì sẽ rất nhanh hỏng thẻ, và dẫn đến là phải thay thẻ hoặc sửa chữa rất mất công, nhất là khi sản phẩm đã được triển khai
Không tốn thêm chi phí mua thẻ nhớ, tốc độ truy cập từ eMMC nhanh hơn từ thẻ nhớ

Do vậy, ngày càng nhiều các ứng dụng nhúng hiện nay đã chuyển sang dùng Orange Pi để tối ưu hóa chi phí và chất lượng. Để phục vụ cho các bạn dev đang muốn phát triển sản phẩm của mình, tôi xin giới thiệu lại cách cài hệ điều hành Linux (Ubuntu hoặc Debian) vào eMMC

Cài Hệ điều hành cho Orange Pi Zero2 lên USB hoặc ổ cứng SSD gắn ngoài

Gần đây có một số người hỏi Orange Pi có thể boot từ SSD hoặc USB gắn ngoài hay không? Thì thực ra mình chưa hề thử qua nên không trả lời được. Sau một thời gian mày mò tìm trên internet thì mình cũng tìm ra cách để chuyển thư mục root từ thẻ nhớ sang USB hoặc ổ cứng SSD gắn ngoài (Link: https://jamesachambers.com/orange-pi-zero-2-usb-ssd-boot-guide) Mình đã test thành công trên Orange Pi Zero2, do đó có thể hoạt động trên các sản phẩm Orange Pi khác, các bạn có thể thử xem.