Test thử Orange Pi CM5 với mã nguồn nhận dạng đối tượng bytetrack

Lần này, sẵn tiện với Orange Pi CM5 đang cài Ubuntu ở bài trước (Test thử Orange Pi CM5 bản 4G32GB trên các hệ điều hành Android, OpenWRT và Ubuntu 22.04) tôi cũng thử CM5 với ByteTrack thông qua một webcam thông thường có độ phân giải tối đa là 1280×720, kết nối qua cổng USB. Đối với sản phẩm này, Orange Pi CM5 baseboard có tới 4 cổng kết nối CSI cho camera, do đó về lý thuyết bạn có thể kết nối 4 camera khác nhau với cùng ứng dụng nhận dạng đối tượng này và dùng phần mềm nhận dạng đối tượng (Object Detection) vận hành cho cả 4 camera cùng lúc. Thử nghiệm cho thấy đối với 1 camera, NPU của bo mạch chỉ dùng khoảng từ 7-9% hiệu suất.

Test thử Orange Pi CM5 bản 4G32GB trên các hệ điều hành Android, OpenWRT và Ubuntu 22.04

Orange Pi CM5 là một SOM (System on Module) mới nhất của Orange Pi, sử dụng chip SoC RK3588S tương tự như Orange Pi 5, với 8 lõi 64bits 4xCortex-A76 (2.4GHz) và  4xCortex-A55 (1.8GHz), NPU 6TOPS, GPU Mali-G610 MP4 “Odin”. Orange Pi CM5 rất nhỏ gọn chỉ có 40x55mm, cắm và chạy trên Orange Pi CM5 Base Board

Cùng nhau tìm hiểu về các khái niệm trong lĩnh vực điện toán nhúng, IoT và AI

Các khái niệm như SBC, SOM hay Thiết bị tiền xử lý AI là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về các khái niệm mới này nhé

Orange Pi gia nhập vào cuộc chạy đua RISC-V

RISC-V là không thể tránh khỏi, đúng như lời kết luận của một số tờ báo công nghệ trên thế giới đã nói. Giờ đây, Orange Pi cũng đã gia nhập vào cuộc chạy đua sử dùng RISC-V như PINE64, Geniatech, và Milk-V, bằng cách cho ra mắt sản phẩm Orange Pi RV sử dụng chip StarFive JH7110 là chip xử lý chính SoC.

Orange Pi cho ra mắt sản phẩm AI Pro 20T

Orange Pi AIPro 20T là máy tính đơn bo mạch của hãng Orange Pi chuyên biệt hóa cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) bằng cách sử dụng chip SoC đặc biệt của Huawei cho AI cho khả năng tính toán nội suy lên tới 20TOPS (Trillions Operations per Second).

Bản hệ điều hành hoàn chỉnh nhất cho Orange Pi 3B v2.1

Tình cờ, trên Reddit tôi tìm được 1 bản Armbian hoàn chỉnh nhất đến thời điểm hiện tại cho Orange Pi 3B v2.1. Tất cả các module và I/O đều hoạt động tốt, nhanh và GPU RKMMP support đầy đủ. Hơn thế nữa, CPU được overclock lên 1.9GHz. Và tôi xin giới thiệu với các bạn tại bài viết này.

Cài đặt Ubuntu 22.04 và test thử demo Object Tracking dùng NPU của RK3588

Như các bạn đã biết, Orange Pi 5 MAX là phiên bản cuối cùng của dòng Orange Pi 5 series của hãng. Đây là phiên bản tối ưu hơn cho các ứng dụng AI, thị giác máy tính và cực kỳ phù hợp khi sử dụng như một máy tính ngoại biên (edge computer) trong hệ thống.

Orange Pi 3B được thay thế bằng phiên bản cập nhật v2.1

Như các bạn đã biết, phiên bản Orange Pi 3B trước đây là phiên bản v1.1 và hãng đã có thông báo trước về 1 số thay đổi trên phiên bản Orange Pi 3B thế hệ thứ 2, hay còn gọi là phiên bản v2.1. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem có những thay đổi gì trong phiên bản Orange Pi 3B thế hệ thứ 2.

Sử dụng immich thay thế Google Photos lưu trữ hình ảnh và video

Immich là một phần mềm mã nguồn mở được phát triển để quản lý và lưu trữ hình ảnh và video một cách hiệu quả. Được thiết kế như một giải pháp thay thế cho các dịch vụ lưu trữ đám mây thương mại, Immich cung cấp cho người dùng sự linh hoạt, bảo mật và kiểm soát hoàn toàn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Điều này đặc biệt hữu ích cho những ai muốn tự quản lý dữ liệu hình ảnh và video của mình mà không phụ thuộc vào các bên thứ ba.

Sử dụng SBC Bench để đánh giá hiệu năng các bo mạch nhúng

sbc-bench là một công cụ benchmark dành cho các Single Board Computer (SBC), được phát triển bởi Thomas Kaiser. Công cụ này được thiết kế để kiểm tra hiệu năng của các SBC như Raspberry Pi, Orange Pi, và nhiều thiết bị khác. Với mục tiêu đơn giản hóa quá trình đánh giá hiệu năng, sbc-bench thực hiện một loạt các kiểm tra liên quan đến CPU, bộ nhớ, và các thành phần khác, sau đó cung cấp một báo cáo chi tiết về kết quả.