Lưu trữ Danh mục: Hướng dẫn

Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành lên eMMC của Orange Pi 5 Pro

Như bài viết trước đây Cài đặt Hệ điều hành cho Orange Pi 5 Pro và cấu hình sử dụng ổ M.2 SATA tôi có chỉ ra rằng bạn có thể cài hệ điều hành Linux bằng cách boot trước bằng thẻ nhớ sau đó flash ngược lại eMMC hoặc ổ M2. Tuy nhiên, quá trình thử vừa rồi không đem lại kết quả như vậy, mặc dù cài đủ mọi bản Linux lên thẻ nhớ và dùng lệnh orangepi-config  để flash ngược lại eMMC, nhưng sau đó đều không boot được bằng eMMC. Vì vậy, bạn chỉ còn 1 cách cài duy nhất Linux vào eMMC như cách cài Android hoặc OpenWRT là cài qua cáp nối USB và phần mềm RKDevTool.

Cài đặt Jellyfin trên Orange Pi 5

Jellyfin là một phần mềm máy chủ phương tiện miễn phí mã nguồn mở, được thiết kế để cung cấp một trải nghiệm xem phương tiện tự chủ. Điều này có nghĩa là bạn có thể tự lưu trữ tập tin âm nhạc, video và hình ảnh trên máy chủ của mình và truy cập chúng từ bất kỳ thiết bị nào trong mạng nội bộ của bạn hoặc từ xa qua Internet. Jellyfin cung cấp một giao diện người dùng đa nền tảng, cho phép bạn xem nội dung từ trình duyệt web, ứng dụng di động hoặc các thiết bị như Android TV, Roku, Amazon Fire TV, và nhiều hơn nữa. Nó hỗ trợ nhiều định dạng phương tiện và tính năng như xem trực tiếp, đồng bộ hóa với các thiết bị di động, và thậm chí cả xem ngoại tuyến. Điều đặc biệt về Jellyfin là tính tự do và sở hữu dữ liệu. Bạn có hoàn toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình mà không cần phải phụ thuộc vào các dịch vụ lưu trữ ngoại tuyến hoặc phụ thuộc vào các dịch vụ cung cấp nội dung. Điều này làm cho Jellyfin trở thành một giải pháp hấp dẫn cho những người muốn giữ quyền kiểm soát và riêng tư về nội dung phương tiện của mình.

Cài đặt Hệ điều hành cho Orange Pi 5 Pro và cấu hình sử dụng ổ M.2 SATA

Orange Pi 5 Pro, như đã giới thiệu ở bài viết trước đây là sản phẩm nâng cấp của dòng Orange Pi 5 với kích thước nhỏ nhất trong số các sản phẩm, RAM LPDDR5 tốc độ nhanh hơn 1.5 lần so với LPDDR4, và quan trọng nhất là cổng M2 của bo mạch đã hỗ trợ thêm chuẩn ổ cứng M.2 SATA (hay còn gọn là NGFF) thay vì chỉ có NVME như các sản phẩm Orange Pi 5 hay Orange Pi 5 Plus 32GB trước đây

Tự làm gương thông minh Magic Mirror trên Orange Pi 5B

Gương thông minh hay Magic Mirror không còn là gì quá xa lạ đối với dân DIY từ lâu. Thực tế, dự án mà dẫn tôi đến việc nghiên cứu và bắt đầu làm sản phẩm Orange Pi chính là Magic Mirror (https://magicmirror.builders). Tính đến bây giờ cũng đã là gần 7 năm trôi qua, Magic Mirror vẫn là dự án phần mềm mã nguồn mở dễ dàng áp dụng thực tế nhất và cũng phổ biến nhất trên Internet.

Tiếp tục với Oracle Linux 9 trên Orange Pi 5 Plus

Như ở bài viết trước, tôi đã giới thiệu và hướng dẫn các bạn cài Oracle Linux 9 trên Orange Pi 5 Plus (Oracle Linux 9 đã có thể cài trên Orange Pi 5 Plus)  Vì Oracle Linux là một bản phân phối cực kỳ tốt và ổn định, nhất là phục vụ cho doanh nghiệp, do vậy tôi tiếp tục đào sâu và sử dụng Oracle Linux 9 trên Orange Pi 5 Plus như một máy chủ web, máy chủ chạy microservices hay máy chủ docker app cho các bạn sử dụng. Với cấu hình chip lõi 8 RK3588 có sẵn NPU, RAM lên tới 32GB (hoặc 16GB cũng đã quá đủ) thì đây có thể sẽ là máy chủ nhỏ gọn và tiết kiệm điện nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể triển khai cho các công việc của mình.

Cài đặt Ubuntu 22.04 trên Orange Pi 5B và Orange Pi 3B

Như tôi đã từng giới thiệu về phiên bản Ubuntu 22.04 trên Orange Pi 5 tại đây Cài đặt Ubuntu 22.04 Desktop trên Orange Pi 5. Đây là một phiên bản porting của Ubuntu 22.04 sang hầu hết các sản phẩm Rockchip RK35XX, và được cộng đồng cũng như chính tác giả Joshua Riek phát triển rất tích cực.

Cài đặt Orange OS Open Harmony trên Orange Pi 3B

Hãng Orange Pi hiện nay ngoài việc phát triển phần cứng, đã bổ sung thêm việc phát triển các hệ điều hành riêng dựa trên các cấu trúc khác nhau nhưng đều đảm bảo việc sử dụng mã nguồn mở như là yếu tố quan trọng đầu tiên. Ví dụ như là Orange OS (Droid) dựa trên mã nguồn mở Android, có thay đổi về giao diện và quản lý để phù hợp với các thiết bị của Orange Pi. Hoặc hệ điều hành Orange OS (Arch) dựa trên Linux Arch cũng là một hệ điều hành đang được phát triển. Gần đây, hãng lại cho ra một sản phẩm Hệ điều hành mới mang tên Orange OS (OH).

Test thử nhận dạng đồ vật bằng YOLOv5 RKNN Multithreaded trên Orange Pi 5 Plus

Ở bài viết trước, tôi đã cài đặt và test thử YOLOv5 trên Orange Pi 3B, mặc dù chỉ dùng camera USB và NPU 0.8TOPS các bạn đã thấy Orange Pi 3B đạt tới khoảng 28 frames/ giây theo thư viện training sẵn. Do đó ở bài này, tôi sẽ sử dụng Orange Pi 5 Plus với cấu hình mạnh hơn và đầu vào camera tốt hơn để xem sao.

Hướng dẫn cài đặt Raspberry Pi OS cho Orange Pi 2W

Raspberry Pi OS là một phiên bản porting từ Raspian của Raspberry Pi sang cho Orange Pi, trên nền của hệ điều hành Debian, bởi 1 lập trình viên tên là Leeboby trên github (link: https://github.com/leeboby)

Hướng dẫn cài đặt và test thử YOLOv5 với Orange Pi 3B

Orange Pi 3B, như các bạn đã biết, là một sản phẩm nâng cấp mới của dòng Orange Pi 3 với việc sử dụng chip RK3566 mới nhất lõi tứ A55, RAM lên tới 8GB và Wifi5 + BT5 đã khiến cho bo mạch này trở thành một trong những bo mạch có giá tiền hợp lý nhưng lại có cấu hình tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, còn một điểm nữa mà tôi chắc chắn rằng nhiều người cũng chưa biết là chip RK3566 còn tích hợp thêm NPU 0.8Tops@INT8 trong SoC này và khiến nó trở thành bo mạch chạy AI giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay.