Lưu trữ Danh mục: Hướng dẫn

Tự tạo màn hình thông tin bằng Dakboard trên Orange Pi 3 LTS

Nếu nhà bạn đang dư thừa 1 cái màn hình mà không biết dùng làm gì? Đây chính là bài viết dành cho bạn. Hãy biến màn hình đó thành bảng thông tin về giờ, thời tiết, các công việc cần làm, tin nóng v.v. rất nhiều nhiều thứ bạn có thể hiển thị trên đó. Dakboard (https://dakboard.com/site) là công cụ cho phép bạn biến màn hình thành bảng thông tin một cách dễ dàng mà không cần biết một dòng code nào.

Hướng dẫn sử dụng Orange Pi 5 phiên bản 0.7

Hướng dẫn sử dụng Orange Pi 5 phiên bản 0.7

Hướng dẫn một số chức năng cơ bản của Orange Pi 5 bao gồm:

Các phụ kiện cần có khi bắt đầu sử dụng Orange Pi 5: đầu đọc thẻ nhớ, USB cable TTL đọc cổng UART
Cài đặt Hệ điều hành Linux, Android lên thẻ nhớ
Cài đặt Hệ điều hành Linux Android lên ổ cứng SSD cắm qua cổng M2
Cài đặt Hệ điều hành Linux Android lên USB gắn ngoài 3.0
Cài đặt wifi AP6275P PCie qua cổng M2, cầu nối giữa LAN và Wifi
Sử dụng chức năng ADB (trên Android)
Một số usb sử dụng được trên Orange Pi 5 (xem bên dưới)
Và nhiều chức năng khác

Cài đặt Home Assistant phiên bản supervised trên Orange Pi Zero2

Trước đây tôi đã có Hướng dẫn cài đặt Home Assistant trên Orange Pi One / Lite, nhưng đó là phiên bản core chạy trên python env. Nhưng phiên bản đó cũng từ khá lâu từ tận năm 2018, giờ Home Assistant cũng đã thay đổi khá nhiều. Ngoài ra phiên bản Home Assistant supervised thường được cài sẵn trên Home Assistant OS, mà HassOS lại không có phiên bản cho Orange Pi. Vì vậy tôi viết lại tut này để hướng dẫn các bạn cài Home Assistant phiên bản supervised trên Orange Pi Zero2 (hoặc các phiên bản Orange Pi sử dụng chip 64bit mới như H6, RK3399 …)

Chặn quảng cáo bằng OpenWRT trên Orange Pi R1 Plus LTS bằng 3 cách

Chào các bạn, ở bài trước tôi đã chỉ cho các bạn tải các bản OpenWRT cho Orange Pi R1 Plus LTS tại đây Hướng dẫn tải các bản OpenWRT cho Orange Pi R1 Plus LTS. Tuy nhiên với nhiều bạn, có lẽ sẽ không biết dùng OpenWRT làm gì thêm, vì thế tôi viết thêm bài này nữa để hướng dẫn các bạn việc Chặn quảng cáo bằng OpenWRT trên Orange Pi R1 Plus LTS bằng 3 cái đơn giản sau, ai cũng có thể làm được.

Cài đặt hệ điều hành (OS) trên eMMC cho Orange Pi

Như các bạn đã biết, khác biệt lớn nhất của Orange Pi so với các sản phẩm Pi khác trên thị trường đó là có rất nhiều sản phẩm có sẵn eMMC trên bo mạch .Việc sử dụng eMMC trên bo mạch đem lại rất nhiều lợi ích cho các ứng dụng nhúng có tần suất truy cập vào dữ liệu cao:

Nếu sử dụng thẻ SD hoặc microSD thì sẽ rất nhanh hỏng thẻ, và dẫn đến là phải thay thẻ hoặc sửa chữa rất mất công, nhất là khi sản phẩm đã được triển khai
Không tốn thêm chi phí mua thẻ nhớ, tốc độ truy cập từ eMMC nhanh hơn từ thẻ nhớ

Do vậy, ngày càng nhiều các ứng dụng nhúng hiện nay đã chuyển sang dùng Orange Pi để tối ưu hóa chi phí và chất lượng. Để phục vụ cho các bạn dev đang muốn phát triển sản phẩm của mình, tôi xin giới thiệu lại cách cài hệ điều hành Linux (Ubuntu hoặc Debian) vào eMMC

Cài Hệ điều hành cho Orange Pi Zero2 lên USB hoặc ổ cứng SSD gắn ngoài

Gần đây có một số người hỏi Orange Pi có thể boot từ SSD hoặc USB gắn ngoài hay không? Thì thực ra mình chưa hề thử qua nên không trả lời được. Sau một thời gian mày mò tìm trên internet thì mình cũng tìm ra cách để chuyển thư mục root từ thẻ nhớ sang USB hoặc ổ cứng SSD gắn ngoài (Link: https://jamesachambers.com/orange-pi-zero-2-usb-ssd-boot-guide) Mình đã test thành công trên Orange Pi Zero2, do đó có thể hoạt động trên các sản phẩm Orange Pi khác, các bạn có thể thử xem.

Hướng dẫn cài đặt Server Management aaPanel cho Orange Pi 3 LTS hoặc Orange Pi 4 LTS

Xin chào các bạn. Đa số hầu hết các bạn LTV hiện tại đều đang có một server web bên ngoài nhỏ nhỏ dạng VPS để dev các ứng dụng hoặc website, hay các phần mềm webapp trên nodejs v.v. Giá tiền thuê 1 server VPS RAM tầm 1-2GB và có 2 core dao động từ 25$ đến 50$/năm. Và hầu hết các bạn sử dụng nó để dev các phần mềm mà không sử dụng để làm server production được vì cấu hình quá yếu, không thể mở rộng thêm được. Vậy thì sao không dùng 1 chiếc Orange Pi trong mạng nội bộ và dev trên đó, cực kỳ tiện dụng lại nhanh vì trong mạng nội bộ, không lo mất mạng Internet, và giá thành chỉ vào khoảng 50$ nhưng lại sử dụng cả đời không hỏng. Tốn thêm 1 chút điện không đáng bao nhiêu.

Hệ điều hành cài sẵn photo frame / kiosk trên Orange Pi PC Plus

Như đã giới thiệu trước đây, Orange Pi Việt Nam có thực hiện một dự án theo yêu cầu của Khách hàng, đơn giản chỉ là một bo mạch nối với màn hình, luôn khởi động hiển thị một địa chỉ trang web định sẵn trên nền chrome browser, và hệ thống sẽ điều khiển qua Chrome Browser đó

HOOBS trên Orange Pi, phần mềm quản lý nhà thông minh mới nhất

Như ở bài trước, tôi đã giới thiệu với các bạn Cài đặt HomeBridge lên Orange Pi Zero2 để kết nối thiết bị thông minh với Homekit, thì hôm nay các bạn không thể bỏ qua bài tiếp theo này. Đó chính là HOOBS.

HOOBS là viết tắt của “HomeBridge Out Of the Box System” được dịch ra một cách dễ hiểu, một hệ thống HomeBridge mà bạn chỉ cần lấy ra khỏi hộp và cắm vào để bắt đầu hoạt động. Bạn sẽ không phải mua bất kỳ phần cứng bổ sung nào, bạn sẽ không phải tải xuống phần mềm, hoặc viết mã … Mọi thứ bạn cần đều ở bên trong hộp và khi bạn lấy nó ra và cắm vào, bạn có thể bắt đầu làm việc với nó, tất cả đều có giao diện rất thân thiện.

Cài đặt MQTT, Nodered và Rhasspy trên Orange Pi không sử dụng docker

Như ở bài trước, tôi đã hướng dẫn các bạn cài đặt Rhasspy và Home Assistant trên Orange Pi đều qua Docker, rất dễ dàng và đơn giản. Với bài này, tôi sẽ hướng dẫn phức tạp hơn 1 chút đó là cài đặt cả MQTT, Nodered và Rhassy trên Orange Pi mà không sử dụng docker .

Trên thực tế cả gói này được hướng dẫn cài đặt trên RPi được gọi là Sherlock – Offline Voice Assistant. Địa chỉ tại: https://ip-team4.intia.de. Tuy nhiên, do file cài tự động của Sherlock không chạy được trên Orange Pi, do vậy tôi đã tách ra thành từng phần một và đã cài hoàn chỉnh được trên Orange Pi PC Plus. Để chuẩn bị bạn cần: