Như ở bài viết trước, tôi đã giới thiệu và hướng dẫn các bạn cài Oracle Linux 9 trên Orange Pi 5 Plus (Oracle Linux 9 đã có thể cài trên Orange Pi 5 Plus) Vì Oracle Linux là một bản phân phối cực kỳ tốt và ổn định, nhất là phục vụ cho doanh nghiệp, do vậy tôi tiếp tục đào sâu và sử dụng Oracle Linux 9 trên Orange Pi 5 Plus như một máy chủ web, máy chủ chạy microservices hay máy chủ docker app cho các bạn sử dụng. Với cấu hình chip lõi 8 RK3588 có sẵn NPU, RAM lên tới 32GB (hoặc 16GB cũng đã quá đủ) thì đây có thể sẽ là máy chủ nhỏ gọn và tiết kiệm điện nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể triển khai cho các công việc của mình.
Đầu tiên, để quản trị máy chủ web, tôi sử dụng aaPanel, phần mềm này tôi cũng đã giới thiệu 1 lần tại đây Hướng dẫn cài đặt Server Management aaPanel cho Orange Pi 3 LTS hoặc Orange Pi 4 LTS. Việc cài phần mềm này cũng rất đơn giản, chỉ 1 dòng lệnh bên dưới là xong.
URL=https://www.aapanel.com/script/install_6.0_en.sh && if [ -f /usr/bin/curl ];then curl -ksSO "$URL" ;else wget --no-check-certificate -O install_6.0_en.sh "$URL";fi;bash install_6.0_en.sh aapanel
Sau khi cài thành công, bạn truy cập vào địa chỉ máy chủ, đăng nhập và bắt đầu cài đặt tiếp. Có 2 lựa chọn là máy chủ LAMP (Apache) hoặc LNMP (Nginx), tùy theo nhu cầu mà bạn lựa chọn máy chủ web cho website của bạn. Tiếp đến việc thêm websites, chuyển code, và triển khai website trên local sẽ tương tự như bạn thuê 1 máy chủ VPS trên internet.
Tiếp đến để mở máy chủ mini này ra ngoài mạng bên ngoài để khách hàng truy cập, nếu bạn không có IP tĩnh tại doanh nghiệp, bạn sẽ phải NAT router rồi trỏ tên miền vào IP của máy chủ, cũng khá phức tạp. Tuy nhiên, nhờ vào Cloudflare Tunnel, giờ bạn chỉ cần có tên miền, add vào Cloudflare, sử dụng Cloudflare Tunnel (hiện tại miễn phí) là bạn có thể trỏ bất cứ tên miền nào vào cùng 1 hoặc nhiều máy chủ local của bạn.
Để cài Cloudflare Tunnel bạn có lựa chọn là cài Cloudflared hoặc WARP, tôi thường chọn Cloudflared vì nó đơn giản hơn và nhiều lựa chọn để cài hơn. Cài Cloudflared có thể cài bằng RPM hoặc Repo đối với các máy chủ Debian/Ubuntu hay RHEL, có thể cài trên cả Windows hoặc Mac, và hay nhất là chạy độc lập trên Docker. Docker ngoài để chạy Cloudflared thì còn nhiều ứng dụng khác đã gói trong docker để triển khai. Vì vậy tôi sẽ hướng dẫn tiếp các bạn cài Docker-CE trên Oracle Linux 9.
Cũng không có gì quá phức tạp, chỉ cần 3 câu lệnh, đầu tiên là cài các ứng dụng cần thiết, add repo và sau đó cài 🙂
yum install -y yum-utils device-mapper-persistent-data lvm2
yum-config-manager --add-repo https://download.docker.com/linux/rhel/docker-ce.repo
yum install docker-ce
Nếu thành công bạn sẽ có thể quản trị cả các app docker trên aaPanel, triển khai các docker-compose v.v.
Còn nếu bạn không dùng docker mà cài trực tiếp Cloudflared lên máy chủ, hãy dùng câu lệnh sau, [token] là đoạn mã riêng của bạn trong Cloudflare, thay thế nó bằng đoạn mã bạn thấy trên tài khoản Cloudflared của bạn
curl -L --output cloudflared.rpm https://github.com/cloudflare/cloudflared/releases/latest/download/cloudflared-linux-aarch64.rpm &&
sudo yum localinstall -y cloudflared.rpm &&
sudo cloudflared service install [token]
Để cài Tunnel trên Cloudflare, bạn có thể tham khảo bài viết tại đây.
Một điểm chú ý nữa khi bạn đã cài Oracle Linux ở bài viết trước xong, bạn chú ý sẽ thấy là ổ NVME sau khi cài xong size có 6.5GB (dev/nvme0n1p2
), vì thế bạn cần phải resize ngay ổ đó trên Ubuntu 22.04 trước khi dùng ổ đó để boot Oracle Linux, để có thể sử dụng full ổ cứng 256/512GB.
Tôi sử dụng Gparted để resize ổ cứng, cách cài đặt thì cũng đơn giản sudo apt instal gparted
, xong sau đó dùng giao diện Wayland này để resize cho trực quan.
Oracle Linux là một bản phân phối RHEL rất mạnh của Oracle, nó có các điểm khác biệt sau:
1. **Hỗ trợ Oracle Workloads**: Oracle Linux được tối ưu hóa để chạy các ứng dụng và dịch vụ của Oracle, bao gồm cả cơ sở dữ liệu Oracle, ứng dụng weblogic và các ứng dụng khác của Oracle. Điều này có thể mang lại hiệu suất tốt hơn và tích hợp dễ dàng hơn khi sử dụng trong môi trường hệ thống Oracle.
2. **Tích hợp với Oracle Cloud**: Oracle Linux được tích hợp chặt chẽ với Oracle Cloud Infrastructure (OCI), điều này làm cho việc chuyển đổi và quản lý máy ảo trên nền tảng đám mây của Oracle trở nên dễ dàng hơn.
3. **Sự ổn định và đáng tin cậy**: Oracle Linux được xây dựng trên cơ sở của mã nguồn mở của RHEL, với sự hỗ trợ bởi Oracle, nơi mà nó được thử nghiệm và cải thiện cho tính ổn định và hiệu suất tốt nhất. Điều này có thể làm cho nó trở thành một lựa chọn ổn định và đáng tin cậy cho các môi trường kinh doanh.
4. **Hỗ trợ Premium**: Oracle cung cấp hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp cho Oracle Linux, bao gồm cả hỗ trợ đối với các môi trường ảo hóa, máy chủ và các ứng dụng. Điều này có thể giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng và hiệu quả.
5. **Các công nghệ tiên tiến**: Oracle Linux thường cung cấp các tính năng mới và các công nghệ tiên tiến trước khi chúng được tích hợp vào các phiên bản RHEL. Điều này có thể làm cho Oracle Linux trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn sử dụng các công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất.
6. **Giấy phép Tương thích với RHEL**: Oracle Linux có một chính sách giấy phép tương thích với RHEL, điều này có nghĩa là nếu bạn đã có một môi trường RHEL và muốn chuyển đổi sang Oracle Linux, bạn có thể làm điều đó mà không cần phải mua lại giấy phép. Điều này có thể tiết kiệm chi phí và làm cho quá trình chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn.
Do vậy, nếu bạn có thể chạy OracleLinux trên Orange Pi 5 Plus cho các tác vụ và nhu cầu của công ty bạn, thì hầu như bạn đã thay thế hẳn 1 server mạnh bằng một máy tính nhúng nhỏ gọn trong lòng bàn tay và tiết kiệm điện rồi
Chúc các bạn thành công!
P/S: Ảnh đại diện bài viết được Genenrated bởi AI Monica. Đăng ký tại đây