Hướng dẫn cài đặt Server Management aaPanel cho Orange Pi 3 LTS hoặc Orange Pi 4 LTS

Xin chào các bạn. Đa số hầu hết các bạn LTV hiện tại đều đang có một server web bên ngoài nhỏ nhỏ dạng VPS để dev các ứng dụng hoặc website, hay các phần mềm webapp trên nodejs v.v. Giá tiền thuê 1 server VPS RAM tầm 1-2GB và có 2 core dao động từ 25$ đến 50$/năm. Và hầu hết các bạn sử dụng nó để dev các phần mềm mà không sử dụng để làm server production được vì cấu hình quá yếu, lại không thể mở rộng thêm được. Vậy thì sao không dùng 1 chiếc Orange Pi như 1 “máy chủ” mini của bạn trong mạng nội bộ và dev trên đó, cực kỳ tiện dụng và nhanh vì trong mạng nội bộ, không lo mất mạng Internet, và giá thành chỉ vào khoảng 50$ nhưng lại sử dụng cả đời không hỏng. Tốn thêm 1 chút điện không đáng bao nhiêu.

Do vậy, ngày hôm nay tôi giới thiệu các bạn cách cài một ứng dụng quản lý server rất tốt hiện nay, đó là aaPanel (https://www.aapanel.com). aaPanel là một control panel miễn phí, nó có thể quản lý server thông qua giao diện (GUI) đơn giản và chỉ với thao tác đơn giản thì đã có thể cài đặt được một web server chạy mô hình LNMP/LAMP, thậm chí cả các NodeJS project. aaPanel ra đời  với mục đích giúp cho việc cài đặt, quản trị vps, server web trở nên đơn giản hơn. Từ đó giúp các LTV có nhiều thời gian để tập trung phát triển ứng dụng mà không cần quan tâm nhiều tới hệ thống. Hơn nữa, aaPanel lại còn miễn phí, có thể cài thêm các ứng dụng quản lý bổ sung (có tính phí).

Mặc định aaPanel có thể cài đặt dễ dàng với các máy chủ VPS sử dụng cấu trúc AMD. Tuy nhiên với các máy tính nhúng dạng PI sử dụng cấu trúc ARM thì lại chưa có phiên bản phù hợp. Tôi cũng đã thử cài đặt aapanel trên nhiều thiết bị Orange Pi khác nhau nhưng đều không thành công. May sao, với 2 phiên bản mới nhất của Orange Pi là Orange Pi 3 LTS sử dụng chip H6 và Orange Pi 4 LTS sử dụng chip RK3399 thì lại thành công.

Việc cài đặt cũng khá đơn giản:

  • Đầu tiên bạn cần các bo mạch Orange Pi 3 LTS / Orange Pi 4 LTS, sau đó mua thêm nguồn loại tốt chính hãng phù hợp. Nếu còn ngân sách hãy mua thêm vỏ, quạt, tản nhiệt để “máy chủ” mini của bạn hoạt động ổn định hơn.
  • Đầu tiên bạn cần cài Hệ điều hành vào Orange Pi 3 LTS / Orange Pi 4 LTS. Tôi sử dụng phiên bản Linux Ubuntu Focal được cung cấp sẵn từ hãng.
  • Chạy câu lệnh cập nhật quen thuộc
    sudo apt update && sudo apt full-upgrade -y
  • Sau đó đăng nhập với account root và chạy câu lệnh sau từ trang chủ của aaPanel
    wget -O install.sh http://www.aapanel.com/script/install-ubuntu-en.sh && sudo bash install.sh
  • Nếu bạn gặp một số lỗi, hãy sủ dụng file cài đặt tôi đã tối ưu hóa cho Orange Pi tại đây
    wget -O https://gist.githubusercontent.com/thanhtantran/35d5c0d34e7841b0120882fef31a01bb/raw/9ebf89fa0252115e2ba25bec716f060e969a14cd/aapanel-install.sh && sudo bash aapanel-install.sh
  • Quá trình cài đặt diễn ra khá lâu, nếu thành công các bạn sẽ có được 2 màn hình sau tương ứng với Orange Pi 3 LTS / Orange Pi 4 LTS
orangepi3lts-aapanel
orangepi4lts-aapanel

Giờ đã xong bước 1, bước tiếp theo là cài tiếp trên trình duyệt. Truy cập bằng trình duyệt với địa chỉ như trên màn hình command line của bạn, đăng nhập username/password. Lúc này aaPanel sẽ hỏi bạn sử dụng LNMP hay LAMP. Chọn 1 lựa chọn và tiếp tục để aaPanel chạy tiếp

Điểm cộng tuyệt vời cho aaPanel là cho phép người dùng lựa chọn cài đặt LNMP hay LAMP bằng hoặc là cách Compiled từ source code, và hoặc là Fast có nghĩa là download các package được đóng gói sẵn bằng công cụ quản lý cài đặt như yum trên CentOS và apt-get trên Ubuntu. Ở đây ta chọn Fast để cài đặt nhanh, còn nếu bạn muốn optimize được những module cần thiết và không cần thiết, nhằm tăng hiệu xuất của hệ thống hơn, mềm dẻo hơn (flexible) trong việc quản trị, thì hãy chọn Compiled.

Sau khi cài đặt xong bạn có thể vào mục Website để bắt đầu thêm 1 website sử dụng. Vì aaPanel được thiết kế cho VPS và có sẵn DNS để routing các tên miền nên mặc định yêu cầu sẽ là điền tên miền domain name dạng domain.com, nhưng nếu bạn chỉ cần dev trên local, hãy add website bằng chính địa chỉ IP local là được.

Còn nếu bạn muốn để cho người dùng ngoài có thể truy cập vào các web này hoặc bạn muốn host tên miền trên Orange Pi, bạn có thể phải NAT Port về aaPanel. Bạn mở modem và cấu hình NAT port 80 và 443 phục vụ cho việc truy cập Web. Về việc NAT thì mỗi router/modem của nhà mạng thì đều có cách NAT khác nhau nên bạn có thể tra cứu trên Google cách NAT Port trên router nhà mình. Khi truy cập vào aaPanel, DNS server trên aaPanel sẽ chuyển hướng tên miền vào thư mục web tương ứng của từng website.

Bên cạnh các web sử dụng PHP và MySQL trên aaPanel, bạn có thể thêm các project bằng NodeJS trên aaPanel bằng tab bên cạnh. Tuy nhiên đầu tiên bạn phải cài Node version manager ở mục AppStore. Ngoài ra để thường xuyên clean log và chặn các truy cập bên ngoài, tôi có cài thêm Fail2banManager và Log Cleanup. Chi tiết ở bảng dưới

Đương nhiên đây mới chỉ là 1 phần nhỏ của aaPanel, còn rất nhiều chức năng khác nữa chờ bạn khám phá.

Sau đây là liên kết tới forum và hướng dẫn sử dụng của aaPanel

Chúc các bạn thành công!

2 những suy nghĩ trên “Hướng dẫn cài đặt Server Management aaPanel cho Orange Pi 3 LTS hoặc Orange Pi 4 LTS

  1. Pingback: YunoHost cho Orange Pi PC Plus, webserver giá rẻ tại nhà - Orange Pi Viet Nam

  2. Pingback: Cài Hệ điều hành cho Orange Pi Zero2 lên USB hoặc ổ cứng SSD gắn ngoài - Orange Pi Viet Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *