Nếu trước đây, việc lưu trữ (hosting) cho một trang web của mình là một việc rất khó khăn và vô cùng đắt đỏ. Tôi còn nhớ thời mua những gói hosting dùng chung (shared hosting) trên các máy chủ với dung lượng và băng thông hạn chế, chưa nói đến việc biết máy chủ đó có bao nhiêu GB RAM hay dùng CPU gì. Rồi đến gần đây với công nghệ ảo hóa cho phép chia máy chủ ra thành nhiều “máy chủ” ảo khác nhau, gọi là VPS (Virtual Private Server) cho phép người dùng có thể tự chọn gói máy chủ tùy thích của mình với số lượng RAM, CPU, đĩa cứng và băng thông theo ngân sách của mình có.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn xảy ra là khi các gói hosting hay các gói VPS đều không phải là có thể dùng mãi mãi. Chúng được tính theo năm và nếu như bạn không còn đủ tiền để duy trì máy chủ hoặc quên gia hạn máy chủ, dữ liệu của bạn trên máy chủ sẽ mất hết và trang web của bạn sẽ bị tèo luôn. Hơn nữa, việc lưu trữ tập trung dẫn đến việc phụ thuộc vào những nhà cung cấp, trong khi xu hướng “phi tập trung” hóa đang ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Chính vì vậy, sự ra đời các của máy tính Pi hay máy tính nhúng là để đón đầu các nhu cầu đó. Các phiên bản máy tính Pi như Orange Pi hay Banana Pi ngày càng mạnh hơn với chip lõi 4 hay lõi 6, RAM từ 1GB đến tận 4GB và thậm chí 8GB. Kết hợp với tốc độ đường truyền mạng Internet ngày càng cao và chi phí băng thông rẻ tại Việt nam thì việc biến Orange Pi hay Banana Pi trở thành Web Server ngay tại nhà là hoàn toàn có thể.
Như ở bài trước tôi đã có Hướng dẫn cài đặt Server Management aaPanel cho Orange Pi 3 LTS hoặc Orange Pi 4 LTS. Nhưng nó có vẻ khá phức tạp, và việc vận hành quản lý aaPanel cũng không đơn giản, nó chỉ phù hợp với những Lập trình viên đã quen với công nghệ và muốn quản lý máy chủ dễ dàng. Còn đối với người dùng thông thường, chúng ta đã có YunoHost.
YunoHost là gì?
Cái tên Yunohost xuất phát từ câu hỏi: “Tại sao không tự lưu trữ?” Why (Y) You (U) NO HOST? tức là sao bạn không tự lưu trữ máy chủ của mình tại nhà mà phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp lưu trữ khác?
Giải thích một cách kỹ thuật hơn:
Yunohost là một bản phân phối dựa trên Debian GNU / Linux được đóng gói với phần mềm miễn phí tự động cài đặt máy chủ web cá nhân. Mục đích của Yunohost là cho phép người dùng dễ dàng lưu trữ các dịch vụ web của riêng họ bằng cách kích hoạt giao diện web đơn giản để nhấp để cài đặt các ứng dụng web khác nhau.
Trang chủ: https://yunohost.org/
Cài đặt Yunohost dễ dàng như thế nào?
Cực dễ dàng. Vì Yunohost là một bản phân phối Linux, do đó như Armbian hay bản Linux cài sẵn, bạn chỉ cần tải về, flash vào thẻ nhớ, cắm thẻ nhớ vào Orange Pi và cắm điện. Với Yunohost, chúng ta có bản phân phối sẵn cho Orange Pi PC Plus.
Link tải: https://yunohost.org/en/images
Orange Pi PC Plus được trang bị chip Cotex A7 lõi tứ, RAM 1GB, bộ nhớ trong eMMC 8GB (cho phép bạn cài đè lại Yunhost trên thẻ vào eMMC). Với cấu hình này, chúng ta có thể chạy tốt một máy chủ với wordpress, pastbin, lưu ảnh, hoặc các tác vụ khác mà theo yêu cầu của bạn. Nếu bạn cần sử dụng Yunohost như một cloud tại nhà, bạn có thể cài đè Yunohost từ thẻ nhớ sang eMMC, sau đó sử dụng một thẻ nhớ khác với dung lượng khác và mount thẻ đó thành ổ cứng lưu trữ cloud. Orange Pi PC Plus hỗ trợ thẻ nhớ lên tới 256GB.
YunoHost hoạt động như thế nào?
Mô hình trên đây giải thích cách Yunhohost cấu hình Orange Pi PC Plus thành máy chủ. Khi bạn sử dụng account đầu tiên để quản lý Yunhost, bạn có thể quản lý lớp đầu tiên là các thành viên trong gia đình / công ty có thể truy cập vào Yunhost. Ngoài ra, nếu bạn chưa có tên miền riêng, Yunohost cho bạn tạo 1 tên miền dạng tênbạn.nohost.me để sử dụng ngay. Máy chủ DNS trên Yunhohost tự động cấu hình tên miền về địa chỉ IP của bạn, tất cả những gì bạn cần tiếp theo là NAT các cổng 80 và 443 về Orange Pi.
Lớp thứ 3 được chia thành 2 phần, 1 phần public cho phép người ngoài truy cập vào như 1 website thông tin, tại đây có các ứng dụng public như WordPress, Pastepin …; 1 phần khác cho phép bạn tạo ra các ứng dụng chỉ có user truy cập được như Nextcloud hay Rainloop. Lớp thứ 4 cuối cùng là các Service chạy căn bản của một máy chủ Web.
So sánh YunoHost với VPS?
Sau đây là bản so sánh nhanh giữa việc dùng YunoHost tại nhà với thuê VPS bên ngoài
YunoHost | VPS | |
Cấu hình | Chip ARM H3 lõi 4 CPU, RAM 1GB | Có thể chọn gói 4 CPU và 1GB RAM |
Lưu trữ | 8GB eMMC, thẻ microSD hoặc USB lên tới 512GB | Có thể chọn gói SSD 256GB |
Tốc độ mạng | 100M | 100M |
Tùy chọn cài đặt | Cài đặt app sẵn trên Yunohost | Ít lựa chọn |
Tự quản lý | Tự khởi động lại, tắt đi hoặc nâng cấp | Tự khởi động lại, tắt đi hoặc nâng cấp (nâng cấp thêm chi phí) |
Thời gian uptime | Phụ thuộc điện lưới nhà bạn, có thể lắp USP đảm bảo online | Uptime cao 99% |
Backup | Backup hàng ngày trên YunoHost | Có. Tính thêm phí |
Hỗ trợ kỹ thuật | Không. Tự xử lý | Có, một số vấn đề nhỏ. |
Chi phí | Chi phí ban đầu bao gồm Orange PI PC Plus, nguồn, vỏ + tản nhiệt + quạt khoảng 1350k Sau đó tiền điện không đáng kể, không dùng có thể thanh lý lại lấy tiền về |
Chi phí hàng tháng lên tới 50$ ~ 1200k nếu chọn đầy đủ các lựa chọn trên. Gia hạn hàng năm, nếu quên gia hạn hoặc thanh toán phí sẽ bị mất luôn toàn bộ dữ liệu trên VPS. |
Tôi đã thử benchmark hiệu năng I/O của “máy chủ” Orange Pi PC PLus này bằng câu lệnh
sudo curl https://raw.githubusercontent.com/TheRemote/PiBenchmarks/master/Storage.sh | sudo bash
và nhận được kết quả khá bất ngờ. Trong khi các sản phẩm Pi khác điểm vào khoảng 2000 thì Orange Pi PC Plus với eMMC đạt được gần 3500 điểm.
Link: https://pibenchmarks.com/benchmark/63892
Video cài Yunhost trên Orange Pi PC Plus:
(đang cập nhật)
Chúc các bạn thành công!
Pingback: Cài Freedombox cho Orange Pi - Orange Pi Viet Nam