Ngày nay, từ khóa “nhà thông minh” không còn là gì mới lạ nữa. Đã có rất nhiều người thích lọ mọ khám phá (hay còn gọi là DIYer) đã có thể mua các thiết bị và nâng cấp ngôi nhà hay căn phòng của mình trở thành một ngôi nhà thông minh theo đúng nghĩa (như tại link này)
Nhưng điều quan trọng nhất để có thể kết hợp và điều khiển các thiết bị Smart Home chính là bộ điều khiển trung tâm, mà phần lõi của nó chính là các bo mạch máy tính nhúng giá rẻ Orange Pi hoặc tương tự như Raspberry Pi, Nano Pi, … Các bo mạch máy tính nhúng này sử dụng hệ điều hành Linux và cài các công cụ phần mềm nhà thông minh (gọi tắt là công cụ) để kết nối và điều khiển các thiết bị nhà thông minh thông qua các kết nối như Wifi, Z-Wave hay Zigbee.
Có rất nhiều công cụ phần mềm nhà thông minh, nhưng trong số đó nổi lên 6 công cụ thu hút được các DIYer sử dụng vì ngoài lí do nó đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của họ, mà nó còn hoàn toàn miễn phí và mã nguồn mở. Hôm nay OrangePi xin giới thiệu với các bạn 6 công cụ phần mềm nhà thông minh này:
1. Home Assistant:
Đầu tiên phải kể tới Home Assistant, mà Orange PI đã có lần hướng dẫn cài trên máy tính nhúng Orange PI tại đây. Home Assistant được phát triển
trên ngôn ngữ lập trình Python 3, ngôn ngữ phổ biến và mạnh trên Linux. Home Assistant hoàn toàn miễn phí, source trên Github và license theo MIT license. Đây là công cụ khá phổ biến và được nhiều DIYer Việt Nam tin dùng, Home Assistant hỗ trợ hầu hết các thiết bị đã có trên thế giới, từ bóng đèn cho đến khóa cửa; ngoài ra cho phép lập trình với IFTTT, tương thích Google Home, Amazon Alexa. Home Assistant cực kì dễ cài, cài được trên các loại Linux, từ Raspberry đến Orange Pi, tahạm chỉ có cả bản gói sẵn trên Docker, hay bản builroot cho Raspberry hoặc máy ảo linux gọi là HassOS
Bản Home Assistant có phiên bản trên Cloud cho phép điều khiển Home Assistant tại nhà thông qua mạng Internet, trước đây là Hass.io miễn phí nhưng vừa được chuyển đổi sang bản trả phí mang tên Nabu Casa . Nabu Casa cho phép bạn kết nối Home Assistant tại nhà với Google Home và Amazon Alexa để điều khiển qua voice hoặc cloud thông qua mạng internet.
2. OpenHAB:
OpenHAB là viết tắt của Open Home Automation Bus là một trong những công cụ nổi tiếng nhất trong cộng đồng những người đam mê nguồn mở trên thế giới, nó được hỗ trợ bởi một cộng đồng người dùng lớn và hỗ trợ khá nhiều thiết bị. Được viết bằng Java, openHAB có thể cài trên bất cứ hệ điều hành nào, và đương nhiên đang hỗ trợ tốt cho Raspberry. Orange Pi đang nghiên cứu và cũng sẽ sớm ra hướng dẫn cài openHAB trên Orange Pi cho các bạn.
Hỗ trợ hàng trăm thiết bị, openHAB được thiết kế để trở thành hệ thống thông minh mở giúp các nhà phát triển dễ dàng thêm thiết bị hoặc plugin của riêng họ vào hệ thống. OpenHAB cũng có ứng dụng iOS và Android để điều khiển thiết bị, bằng cách kết nối qua cloud trên myopenHAB. Ngoài ra, openHAB cũng như các công cụ thiết kế để bạn có thể tạo giao diện người dùng của riêng mình cho hệ thống nhà riêng của mình.
Bạn có thể tìm mã nguồn của OpenHAB trên GitHub được cấp phép theo Eclipse Public License.
3. Calaos:
Calaos được thiết kế như một nền tảng tự động hóa toàn nhà, bao gồm ứng dụng máy chủ, giao diện màn hình cảm ứng, ứng dụng web, ứng dụng di động gốc cho iOS và Android và hệ điều hành Linux được cấu hình sẵn để chạy bên dưới. Dự án Calaos nổi lên từ một công ty của Pháp, vì vậy các diễn đàn hỗ trợ của họ chủ yếu bằng tiếng Pháp, mặc dù hầu hết tài liệu và tài liệu hướng dẫn đã được dịch sang tiếng Anh.
Calaos được cấp phép theo phiên bản 3 của GPL và bạn có thể xem nguồn của nó trên GitHub.
(còn tiếp)
Pingback: Cài OpenHAB trên Orange Pi - OrangePI.me
Pingback: Giới thiệu về Home Assistant - OrangePI.me
Pingback: Phần mềm Nhà Thông Minh Gladys trên Orange Pi - Orange Pi Viet Nam
Pingback: Giới thiệu về Home Assistant - Orange Pi Viet Nam