Các hệ điều hành cho Orange Pi 5 Plus

Thực sự, sau Orange Pi 5, thì Orange Pi 5 Plus rất là đặc biệt với nhiều cái “plus” hơn hẳn và khác hơn so với một bo mạch nhúng thông thường. Thứ nhất là bo mạch khá to, to hơn các tất cả các bo mạch khác, nhưng lại gói gọn trên đó nhiều chức năng hơn rất nhiều so với các bo mạch khác.

Orange Pi 5 Plus

Đầu tiên là 2 cổng LAN 2.5GBe cho phép kết nối 2 mạng internet khác nhau đảm bảo ko bị lag hay nghẽn mạng, nhưng cũng có thể sử dụng như một pc router load-balancing phát wifi cho cả văn phòng mà ko bao giờ bị đứt mạng. Cổng M2 PCIe E-key có thể gắn được hầu hết các card mạng sử dụng E key đời mới nhất, hoặc sử dụng module wifi cho Orange Pi 5 Plus chính hãng phát Wifi6 và BT6. Nhắc đến khả năng kết nối 2 mạng internet khác nhau, thì không thể nhắc tới khả năng có thể livestream liên tục 24/7 với đầu vào HDMI in độ phân giải cao lên tới 4K, cùng với đó có tận tới 3 đường out hình ảnh bao gồm 2 đường HDMI out và 1 đường DP out.

Nếu sợ không có đủ ổ cứng để chứa dữ liệu, thì mặt sau bo mạch có cổng M2 PCIe M-key gắn được tối đa ổ cứng SSD NVME 2280 lên tới 2TB. Nếu muốn tách dữ liệu khỏi hệ thống, các tùy chọn gắn thêm eMMC cho Orange Pi 5 Plus từ 32GB, 64GB hay 256GB sẵn sàng để bạn cài hệ điều hành lên đó.

Nhắc đến phần cứng thôi chưa đủ, hãy đề cập đến các hệ điều hành đang phát triển cho Orange Pi 5 Plus. Đầu tiên là các phiên bản của hãng cung cấp và các phiên bản Armbian, bao gồm Ubuntu, Debian, OpenWRT, Android, Orange OS (Droid), Orange OS (Arch) và đương nhiên cả mã nguồn Android và Linux cho bạn tự build (mã nguồn mở mà)

Tiếp theo nữa có hàng loạt OS đang được phát triển sang cả Orange Pi 5 lẫn Orange Pi 5 Plus, đơn cử như là OpenFyde mà chúng tôi đã giới thiệu 1 lần trên Orange Pi 5, thì Orange Pi 5 Plus cũng có (FydeOS trên Orange Pi 5) hay DietPi hoặc bản Ubuntu 22.04 của Joshua-Riek

Hấp dẫn hơn nữa chúng ta có 1 bản OS nhẹ, mạnh trên nền ArchLinux (tương tự như ManjaroOS) đang được phát triển, đó là BredOS. Phiên bản này giao diện đẹp, nhanh, tuy nhiên sẽ chỉ quen thuộc với những ai đã quen dùng Archlinux

Hay 2 lựa chọn khác dựa trên RHEL, đó là CentOS và RockyLinux. CentOS thì quá nổi tiếng rồi tôi không phải giới thiệu nhiều, nhưng thêm RockyLinux mới là tuyệt vời. Rocky Linux là một hệ điều hành Linux mã nguồn mở được xây dựng dựa trên mã nguồn của Red Hat Enterprise Linux (RHEL). Nó được tạo ra nhằm thay thế cho CentOS, một dự án trước đây có mối liên kết chặt chẽ với RHEL nhưng đã thay đổi chiến lược phát triển, khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng. Rocky Linux là một hệ điều hành Linux mã nguồn mở được xây dựng dựa trên mã nguồn của Red Hat Enterprise Linux (RHEL). Nó được tạo ra nhằm thay thế cho CentOS, một dự án trước đây có mối liên kết chặt chẽ với RHEL nhưng đã thay đổi chiến lược phát triển, khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng. Nếu bạn thích sử dụng RHEL, hãy chọn 2 HDH này.

KaliLinux trên Orange Pi 5 Plus, quả là tuyệt vời ! Giờ đây với 1 thiết bị mạnh như vậy mà cài được Kali Linux thì bạn sẽ mang nó đi khắp nơi và thực hiện được nhiều công việc mà ít người biết tới 🙂 Về KaliLinux thì tôi sẽ không giới thiệu thêm, chỉ giới thiệu là có 2 phiên bản, 1 phiên bản Command Line tỉa về tại github này

và một phiên bản desktop khác có thể tải về thành 2 file rồi nối vào qua lệnh cat trên linux

Đương nhiên còn rất nhiều HDH khác có thể cài được trên Orange Pi 5 Plus, nhưng với số lượng kể trên cũng đã đủ cho các bạn nghiên cứu, và tạo ra “một cái gì đó” trên bo mạch Orange Pi 5 Plus rồi. Đừng quên bo mạch Orange Pi 5 Plus các phiên bản 8GB và 16GB cùng các loại thiết bị bổ sung như module eMMC, pin đồng hồ RTC, module wifi+bt, vỏ tản nhiệt, nguồn, … đều đang được bán trên Orange Pi Việt Nam

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *