Orange Pi, một cái tên kì lạ, ra đời sau Raspberry Pi, nhưng giờ gần như trở thành một trong những bo mạch máy tính nhúng phổ biến nhất và quan trọng là giá thành cực rẻ. Nhiều phiên bản của Orange Pi PC gần như copy các chức năng của Raspberry Pi 2 và Raspberry Pi 3 nhưng giá thành ầu như chỉ bằng một nửa. Hơn nữa, nhà sản xuất của Orange Pi còn không ngừng đưa ra các mẫu mã mới, các phiên bản mới đến nỗi các nhà phát triển phần mềm và OS không theo kịp. Vậy Orange Pi là ai? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua một bài phóng sự của phóng viên Renaud Coustellier, sau đó phát hành trên báo online Minimachines (bằng tiếng Pháp). Tôi rất may đọc được tiếng Pháp nên tham khảo và lược dịch lại cho các bạn cùng biết.
Chào mừng đến với trụ sở của Orange Pi
Thật khó mà có thể biết được rằng trong tòa nhà này lại có một công ty đang bán những sản phẩm máy tính nhúng đi toàn thế giới. Bên ngoài không có biển hiệu, không có gì đặc biệt, phải mất rất nhiều công sức từ hỏi đường đến chỉ tay, kể cả một số câu hỏi và câu trả lời vu vơ khó hiểu mới có thể tìm được trụ sở của Orange PI, trên một vài tầng, một biển hiệu nhỏ bên ngoài căn phòng. Và chúng tôi đã ở đây
Về mặt địa lý mà nói, Orange Pi chia ra thành 2 phần. Ở Thẩm Quyến, trong tòa nhà vô danh này, là văn phòng phát triển. Còn nhà máy sản xuất hàng loạt, nằm trong phần nội địa của Trung Quốc khá xa trung tâm. Văn phòng Thẩm Quyến chỉ bao gồm khoảng 200 mét vuông, với gần 50 người làm việc trong văn phòng này. Nhà máy thì rộng hơn với hơn 5000 mét vuông và khoảng 100-200 người.
Văn phòng với những kĩ sư thiết kế những bo mạch phát triển
Khám phá cách làm việc của người Trung Quốc nói chung hay của Orange Pi nói riêng, luôn luôn làm bất ngờ những người phương tây. Cần phải bỏ đi những suy nghĩ căn bản của thiết kế và sản xuất và duy trì suy nghĩ mở mới có thể hiểu được. Trong văn phòng mang tính hành chính thế này lại bao gồm tất cả những công việc từ thiết kế đến thử nghiệm, và không liên quan trực tiếp đến sản xuất. Chúng tôi có thể thấy được trên văn phòng làm việc này thiết kế bản vẽ, bản mẫu prototypes, thiết bị test và những nhân viên đang test trước khi bán hay test SAV
Bộ phận đóng gói và giao hàng nằm tại một văn phòng ngay bên cạnh, cùng một tầng trong tòa nhà. Tuy rằng sản xuất hàng loạt được đưa ra ngoài nhưng toàn bộ quá trình quản trị và điều hành cũng như phát triển được tiến hành tại 1 chỗ là văn phòng này tại Thẩm Quyến
Trong một phòng làm việc khác, một số dự án khác có thể thấy được rõ ràng. Orange PI không chỉ làm việc là phát triển và sản xuất các bo mạch, chúng ta có thể thấy các mẫu trò chơi điện tử, thiết bị thanh toán dựa trên bo mạch phát triển này. Không chụp ảnh, không bình luận thêm trong phòng này, nhưng chúng ta có thể chờ đón các sản phẩm hoàn thiện khác của Orange Pi chứ không phải chỉ là các bo mạch phát triển.
Xunlong, Orange Pi, Banana Pi : những công ty này có gì liên quan ?
Xunlong (chủ sở hữu của Orange Pi) là một doanh nghiệp công nghệ thông tin thành lập năm 2005 và có khác nhiều năm thành công trong các lĩnh vực Công nghệ mới như IOT, Thương mại điện tử, Máy bay không người lái,…. Năm 2012, Xunlong yêu cầu nhân viên ưu tú của mình là Steven Zhao, làm việc với một bo mạch Banana Pi cho một khách hàng của họ: Foxconn … Chúng ta có thể biết được sau này Foxconn ra một sản phẩm được thương mại hóa trên nền Banana Pi dưới cái tên là “LeMaker”. Như vậy bản thiết kế đâu tiên của Orange PI chính là một phiên bản dựa trên Banana Pi (người dịch: chắc vì thế tên của chúng toàn là hoa quả 🙂 )
Xunlong ngay sau đó tạo ra thương hiệu Orange PI để bán những sản phẩm gần giống như Banana Pi và chỉ định Steven làm giám đốc của dự án này. Đầu tiên là sản phẩm Orange Pi, rồi đến Pi Plus … và dần dần hơn 30 mẫu Orange Pi đã được ra đời. Ngoài các sản phẩm bo mạch phát triển, Steven vẫn là đứng đầu Orange PI, cho ra thêm các sản phẩm như vỏ của các bo mạch, nguồn điện, hay bo mạch bổ sung cho Orange PI Zero, Bo mạch NAS v.v.
Cần phải mất 2 tháng để đưa ra được bản vẽ đầu tiên của một bo mạch phát triển, tiếp đó cần thêm 3 tháng để đưa ra được các phiên bản sau đó và tất cả sau đó 6 tháng để hoàn thiện được dự án. Mỗi bo mạch, cần rất nhiều quá trình thử nghiệm về cả phần mềm lẫn phần cứng
Nhân viên của Orange Pi làm việc 5 đến 6 ngày / tuần (thông thường tại Trung Quốc). Họ thường có các hoạt động ngoại khóa tổ chức vào chiều ngày thứ 7, chủ yếu là ra ngoài đi xe đạp hoặc đi bộ lên các vùng núi.
Vào thời điểm viết bài này, có khoảng 40.000 bo mạch được bán ra mỗi tháng (người dịch: trên các kênh Taobao, Aliexpress, và đại lý). Mục tiêu cuối năm 2017 là bán được 100.000 bo mạch mỗi tháng. Để thực hiện được mục tiêu này, cần có một nhà máy 6000m2 đang được triển khai xây dựng
Phần mềm lại hoàn toàn nằm ngoài dự án
Steven Zhao nhận ra rằng, công ty của mình không thể làm cùng một lúc là thiết kế và sản xuất phần cứng cũng như cung cấp phần mềm cho các bo mạch phát triển này. Do vậy Orange PI sử dụng các chip SOC phổ thông của Allwinner, đó là chip H3, H2+ và H5. Và vì như vậy, giải pháp cho phần mềm đã sẵn sàng. Có một dự án mang tên Armbian đang cung cấp các bản distribution (Ubuntu hoặc Debian) miễn phí cho các bo mạch phát triển H3 và H5 nói chung, và đương nhiên Orange PI cũng có lợi thế sử dụng được. Cách này hay cách khác, có thể nói việc phát triển phần mềm hoàn toàn nằm ngoài dự án, độc lập và tất nhiên hoạt động tốt hơn, cạnh tranh mạnh hơn
Cũng không hẳn là Orange PI không có một hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ, nhưng điều đó cũng không ngăn cản doanh nghiệp làm các hành động khác đẻ thúc đẩy. Doanh nghiệp đang có kế hoạch tuyển dụng các kĩ sư phần mềm vào năm 2017 để phát triển HDH nền Linux cho riêng mình (Orange OS , người viết). Và để hỗ trợ cho dự án mã nguồn mở bên ngoài Armbian nhanh hơn, Orange PI cũng cấp nguồn vốn cho dự án này lên tới 24.000 USD
(đoạn này nói về Armbian và phát triển phần mềm, bỏ qua)
Công thức của người Trung Quốc
Seven nói với tôi rằng, Orange Pi có thể mua một bộ phận wifi với chất lượng tốt giá 1USD, để cho các bo mạch phát triển của Orange Pi với giá bán như hiện nay (5-6USD) có một kết nối wifi thật tốt
- Ồ, nếu như mua một bộ phận wifi giá đã 1 USD rồi, thì sẽ làm tăng giá bán sản phẩm lên nhiều chứ, Ông Zhao – Nếu ông nói tôi về giá mua vào thì tôi thấy rằng lợi nhuận ….
- Không, tất cả các bo mạch của Orange Pi hiện nay đều đang bán ở giá BOM (Bills Of Material, giá nguyên liệu đầu vào)
- Nói như vậy là chi phí cho kĩ sư, chi phí hành chính, chi phí phát triển, chi phí thiết kế và tất các các chi phí cố định khác … đều không ảnh hưởng vào giá bán của các bo mạch?
- Đúng như vậy đó.
- Nhưng như thế làm sao có thể được?
- Chúng tôi có sự hỗ trợ của Chính phủ
À ra là như vậy, Orange Pi là một doanh nghiệp tư nhân nhưng có sự hỗ trợ của chính phủ, điều này lí giải tại sao giá bán các bo mạch của Orange PI lại rẻ như vậy. Và dưới cái nhìn của một người phương tây, các hiệp định quốc tế hay các mô hình bảo hộ nền doanh nghiệp đều đã rõ ràng.
Mặt khác, tất cả đều rất tốt để gọi một loại đạo đức thương mại khi chúng ta thấy rằng ở phương Tây hầu hết các công ty lớn quản lý để thoát khỏi thuế, và nếu mọi người cư xử một cách chính xác chúng ta không ‘sẽ không có nghe nói về Wikileaks, luxleaks, panamaleaks … những gì là tuyệt vời với Trung Quốc nói chung là những thứ được thực hiện chính thức. Chúng ta sẽ không cần che giấu gì cả
Sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi, chung tôi tiếp tục nghe Steven Zhao nói chuyện. Rất nhiêu dự án của anh vẫn đang được vận hành.
Một kênh phân phối mới đang được dựng lên. Hiện tại các bo mạch được bán đi quốc tế thông qua AliExpress. Tại Trung Quốc thì được bán trên Taobao. Do đó với nhu cầu to lớn trên toàn cầu, cần xây dựng và đưa ra một website bán hàng trực tiếp bởi Orange Pi, nơi đó mà có thể chấp nhận các phương thức thanh toán phổ thông của TMĐT trên thế giới như Paypal chứ không phải chỉ là thanh toán thẻ như hiện tại.
Để thực hiện tất cả các ước mơ này hiện thực, Orange PI dự kiến tuyển 500 kĩ sư, … chỉ để dành cho việc phát triển phần mềm mang tên Open Source
Một dự án khác cũng khá lớn và hấp dẫn, đó là một khu tổ hợp mang tên Maker Space tại Donkan (chắc là Đông Quảng :p ) trên một diện tích 20.000m2 với 2 khối nhà. Đây sẽ là khu vực để các dự án của Orange PI được triển khai bao gồm : Tự động hóa, máy bay không người lái, điện toán đám mây và IOT.
Orange Pi mong muốn vượt qua – kẻ-mà-ai-cũng-biết- đó là Raspberry Pi về số lương các bo mạch bán ra. Rất nhiều người đã nhận xét, Raspberry quá đắt so với Orange Pi, nếu so sánh trên các thiết bị phần cứng. Về điểm này, chúng ta cần hiểu là giá của một bo mạch phát triển không chỉ phụ thuộc vào các thành phần phần cứng mà còn cả các giải pháp mà nó mang lại.
Steven chỉ ra rất nhiều điểm cho tương lai phát triên của Orange Pi. Bộ phận wifi giá 1USD là một chìa khóa cho các thứ khác IOT cần phải tham giá vào sự phát triển của các thương hiệu, nó cũng là câu hỏi về một loại pin mang tính cách mạng kết hợp với thẻ có mức tiêu thụ rất thấp cho phép hoạt động trong vài năm. Dự án cuối cùng này được lên kế hoạch cho quý cuối cùng của năm nay. Nhưng nó cũng là về 3G, 4G sau đó giao tiếp 5G. Một giao thức cuối cùng đang bắt đầu được thử nghiệm tại Trung Quốc kể từ tháng 6 năm 2017. Hiện vẫn còn cả vấn đề về làm việc trên các máy chủ ARM và các đối tượng khác cho Internet of Things. Một cách để thương hiệu có mặt ở mọi nơi.
Kế hoạch 3 năm là bán Orange Pi gấp 10 lần Raspberry: mục tiêu được xác định rõ ràng! Đối với Steven Zhao, Raspberry Pi đang phát triển chậm, trong khi Orange Pi muốn tăng trưởng rất mạnh. Steven cho rằng Raspberry v3 mới còn thấp hơn v2 cũ và các chip Broadcom SoC (tên chip toàn hệ thống nhúng trong Raspberry thay vì AllWinner của Orange Pi) đang phát triển chậm, điều này sẽ tác động tiêu cực đến các bo mạch trong tương lai. Về phần mình, Orange Pi đang hướng tới các giải pháp tiêu thụ thấp, lõi gấp bốn lần Cortex-A53. Trong ngắn hạn, các bo mạch sẽ đạt 2GHz trong chip công nghệ 28 nanomet
Khi chúng ta có chính phủ Trung Quốc với tư cách là nhà tài trợ chính, tất cả tham vọng đều được cho phép: Arduino đang mất đà, Raspberry đang chậm lại với sự tăng trưởng nhẹ nhàng, mà Orange Pi cuối cùng cũng sẽ vượt qua.
Đối với Steven Zhao, việc gia nhập tvũ trụ của Orange Pi với các kỹ sư, như là các giáo sư của tương lai: Một tầm nhìn hoàn toàn sẵn sàng của Trung Quốc là cung cấp các công nghệ tiên tiến nhất để thiết lập các vị trí của Trung Quốc trong cạnh tranh toàn cầu. Và vì điều đó, mọi thứ phải thật tốt!
Xem thêm: https://www.cnx-software.com/2017/07/15/office-factory-business-model-and-ambitious-plans-of-shenzhen-xunlong-software-orange-pi-maker/